Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Nghiệp vụ:
1. Chức năng: Phòng Nghiệp vụ là Phòng trực thuộc Ban Quản lý, tham mưu giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, đầu tư, môi trường trong khu công nghiệp; tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, môi trường và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
2. Nhiệm vụ
a) Tham mưu thực hiện công tác quản lý về xúc tiến đầu tư
- Chương trình xúc tiến đầu tư theo từng thời kỳ phát triển các khu công nghiệp và phối hợp với Sở Tài chính thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp hàng năm của tỉnh.
- Tham gia các đoàn xúc tiến của tỉnh tổ chức.
- Tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, tạo cầu nối với lãnh đạo Ban, lãnh đạo tỉnh để thiết lập các quan hệ đối ngoại.
- Xây dựng chương trình tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu đầu tư vào các khu công nghiệp.
- Phối hợp với Văn phòng xây dựng kinh phí xúc tiến đầu tư hàng năm và in ấn tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư.
b) Tham mưu thực hiện công tác quản lý về đầu tư
- Tham gia có ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan đến công tác quản lý hoạt động đầu tư và giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án đầu tư và tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền.
- Trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư/điều chỉnh chủ trương đầu tư/gia hạn thời hạn hoạt động/ngưng hoạt động đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
- Trình UBND tỉnh quyết định việc đổi tên gọi của khu công nghiệp.
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp.
- Trình UBND tỉnh cấp/cấp lại Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái.
- Cấp/cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
- Thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với đối với các dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
- Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về thương mại.
- Tiếp nhận đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.
c) Tham mưu thực hiện công tác quản lý về quy hoạch
- Tham gia ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan đến công tác quản lý về quy hoạch trong các khu công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này;
- Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, phương án phát triển hệ thống, quy hoạch xây dựng, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tham gia thẩm định nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được phê duyệt; thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư trong khu công nghiệp thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Tham gia thẩm định nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng.
d) Tham mưu thực hiện công tác quản lý về xây dựng
- Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy Giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tổ chức hội thảo, hội nghị trong lĩnh vực quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
đ) Tham mưu thực hiện công tác quản lý về môi trường
- Tham gia thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp/cấp đổi/cấp điều chỉnh/cấp lại Giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thứ cấp trong các khu công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
- Hướng dẫn, kiểm tra Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp một số nội dung như sau:
+ Việc tiếp nhận dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải vào khu công nghiệp phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các dự án mới trong khu công nghiệp phải đấu nối nước thải vào điểm thu gom trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung;
+ Không tiếp nhận thêm dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất trong khu công nghiệp trong các trường hợp sau: dự án mới có ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư của khu công nghiệp; khu công nghiệp không có hoặc không đáp ứng một trong các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Không được pha loãng nước thải trước điểm xả nước thải của khu công nghiệp;
+ Thực hiện các trách nhiệm cụ thể khác theo quy định của pháp luật về môi trường.
- Tham gia có ý kiến trong quá trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án mới hoặc dự án đang hoạt động nâng công suất có phát sinh nước thải trong khu công nghiệp có phù hợp với các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định.
- Các công việc theo quy định của pháp luật về môi trường.
e) Các nhiệm vụ khác
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, xây dựng và môi trường theo quy định; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, xây dựng và môi trườngtheo quy định của pháp luật;
- Giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, xây dựng và môi trường và kiến nghị các cơ quan cấp trên giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tổ chức hội thảo, hội nghị trong lĩnh vực quản lý;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; tình hình đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp và các công việc khác liên quan đến lĩnh vực của Phòng.
- Phối hợp với Văn phòng thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư của các khu công nghiệp; giám sát, đánh giá việc thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban Quản lý phân công.