Theo đó, Kế hoạch theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư trong các KCN năm 2023 bao gồm các nội dung chính như như sau:
1. Mục đích
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý hoạt động đầu tư đúng theo quy định pháp luật.
- Bảo đảm quá trình đầu tư của dự án được tuân thủ theo các quy định của pháp luật, qua đó đảm bảo Mục tiêu và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Phát hiện những vấn đề bất hợp lý, các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện để kịp thời chấn chỉnh hoặc đề xuất xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự thủ tục.
- Đảm bảo có sự phối hợp với các sở ban ngành và địa phương có liên quan theo quy chế phối hợp đã được UBND tỉnh phê duyệt, không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi đối tượng, thời gian trong quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư.
- Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư.
- Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.

3. Nội dung kiểm tra
- Tiến độ góp vốn điều lệ, tiến độ giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký, việc huy động nguồn vốn để đảm bảo tính khả thi trong quá trình huy động nguồn lực thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; tổng vốn đầu tư đã thực hiện và tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư đăng ký.
- Tiến độ triển khai dự án; việc thực hiện các mục tiêu đầu tư của dự án.
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động, môi trường, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy và các quy định về pháp luật chuyên ngành khác.
- Các nội dung khác liên quan tới triển khai thực hiện dự án đầu tư, cụ thể như:
+ Việc chấp hành quy định về điều kiện giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
+ Việc chấp hành biện pháp xử lý vi phạm đã phát hiện.
- Việc thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép xây dựng.
- Kiểm tra việc tuân thủ trình tự thủ tục trong đầu tư xây dựng công trình; kiểm tra việc quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; kiểm tra trật tự xây dựng trong các KCN.
- Việc thực hiện về vai trò và trách nhiệm của Công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
- Tùy mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra và theo tính chất, đặc điểm của dự án, nội dung kiểm tra có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung quy định nêu trên.
4. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra định kỳ: Được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm.
- Kiểm tra đột xuất: Được thực hiện theo từng vụ việc, trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư hoặc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài hoặc có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế.
- Kiểm tra chuyên ngành: Được tiến hành theo quy định của pháp luật chuyên ngành và trên cơ sở yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.
Tác giả: Nguyễn Tấn Phi